Một trong những ký hiệu đặc biệt của đầu đạn chứa Uran |
Vũ khí có chứa chất phóng xạ Uran là gì:
Uran trước tiên là một kim loại nặng, thậm chí còn nặng hơn chì tới 170%, được sử dụng trong việc hỗ trợ phá hầm ngầm và đầu đạn chống tăng. Đầu đạn Uran khi va chạm mạnh với mục tiêu sẽ phát cháy và nổ với nhiệt độ từ 3000 tới 5000°C. Tất cả những người có mặt ở đó sẽ chết trongt thời gian rất ngắn.
Ngoài ra một lượng bụi có chứa Uran với kích thước Nano mét, tức là một phần triệu mm, sẽ bay đi khắp nơi, qua không khí, nguồn nước, gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Con người khi hít phải, bụi Uran sẽ tồn tại trong cơ thể và tỏa đi khắp nơi theo đường máu. Như vậy về hóa chất, Uran là chất kịch độc và ngoài ra Uran là chất phóng xạ cực mạnh, mạnh hơn cả tia Alpha, nó có thể phá hủy gien di truyền và gây ung thư. Người nhiễm Uran có thể phải chịu hậu quả suốt cả cuộc đời và để lại di chứng cho nhiều đời sau.
Các nước sử dụng đạn chứa Uran và hậu quả các nơi bị ném xuống:
Cho tới nay trên thế giới ghi nhận được có hai quốc gia sử dụng loại vũ khí này: Anh và Mỹ, kể từ cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ nhất, vào năm 1991. Tiếp theo đó các cuộc chiến khác của NATO loại vũ khí kể trên đều được mang ra sử dụng bao gồm: Irak, Bosnia, Serbia, Kosovo, Afghanistan và có thể cả ở Lybia.
Cuộc chiến năm 1991 ở Irak, tín hiệu đầu tiên về ảnh hưởng do đạn chứa Uran là ngay từ chính những quân nhân Mỹ tham chiến. Có rất nhiều người trở về sau đó đã bị bệnh ung thư máu và nhiều loại ung thư khác. Một ví dụ là tiểu bang Mississippi của Mỹ có 251 gia đình có cựu chiến binh sang Irak thì có tới 67% trong số họ có trẻ em sinh ra bị quái thai hoặc bị một số bệnh lạ như nội tạng bị hư hại.
Tại Irak, một số nơi đánh nhau găng nhất và Mỹ sử dụng đạn chứa Uran cũng là những nơi ghi nhận có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng nặng như Basrah, Falludscha,...:
- Bệnh viện trẻ em ở Basrah công bố, bệnh máu trắng ở trẻ sơ sinh đã tăng lên 13 lần so với trước năm 1990
- Thành phố Faludscha là nơi mà quân đội Mỹ đánh nhau với quân nổi dậy Irak hàng tuần trời vào năm 2004. Cho tới năm 2009, hàng loạt bản báo cáo của các nhà khoa học về tình trạng sức khỏe người dân nơi đây do Mỹ sử dụng đầu đạn chứa Uran trong các cuộc họp báo. Theo đó trẻ em bị ung thư năm 2009 đã tăng lên 12 lần so với năm 2004. Trẻ em bị quái thai tăng lên 15 lần trong cùng thời gian đó và bệnh ung máu tăng lên 38 lần, ung thư vú tăng lên 10 lần.
Tại Balkan cuộc chiến của NATO kéo dài từ năm 1994 tới 1995 ở Bosnia - Herzegowina, 1999 ở Kosovo, Serbia và Montenergo đều được NATO mang đầu đạn chứ Uranium vào sử dụng. Về sau đó NATO có công bố tọa độ những nơi họ đã sử dụng và công bố số liệu sau:
- Tại Serbia và Kosovo, NATO đã ném xuống 31 ngàn đầu đạn chứa Uran, tổng trọng lượng khoảng 10 ngàn tấn
- Tại Bosnia có khoảng 10.800 đầu đạn chứa Uran
- Ngoài ra tại thành phố nhỏ Hadzici, cách Sarajewo 15 Km do ở đó là xưởng sửa chữa xe tăng nên cũng bị NATO ném đầu đạn chứa Uran xuống đây. Chính quyền Serbia khi ấy đã nắm được tác hại khủng khiếp của loại vũ khí này nên tiến hành di dân toàn bộ 3500 người sang một thành phố núi có tên Bratunac. Mặc dù vậy trong thời gian 5 năm sau đó hàng loạt người dân vẫn bị các căn bệnh ung thư ác tính cướp đi sinh mạng.
Năm 1999 quân đội Đức tham chiến cùng với NATO trong cuộc chiến ở Kosovo. Theo ghi nhận có khoảng 30 ngàn người dân được bệnh viện Kosovska Mitrovica kiểm tra sức khỏe trong thời gian từ năm 1997 tới năm 2000. Sau khi kết thúc cuộc chiến, số người ung thư phổi tăng đột biến. Bệnh ung thư máu ở trẻ sơ sinh cũng tăng mạnh cho tới năm 2008 lên gấp 10 tới 15 lần. Các nghiên cứu sau đó chỉ ra rằng, con số kể trên có mối liên hệ chặt chẽ với việc sử dụng đạn Uran trong chiến tranh ở đây.
Hậu quả lâu dài
Thời gian mà Uran tự tiêu hủy trong thiên nhiên theo các nhà khoa học là khoảng 4,5 tỷ năm. Ngoài ra con người cho tới nay gần như không có bất cứ cách gì để có thể làm sạch khu vực nhiễm Uran và nó không chỉ gây độc hại cho chính khu vực đã sử dụng mà nó sẽ còn lan đi khắp nơi, bụi Uran sẽ theo nguồn nước, không khí gây ô nhiễm nhiều vùng đất xung quanh. Anh và Mỹ, hai quốc gia được ghi nhận duy nhất sử dụng loại vũ khí này cho tới nay họ vẫn phủi hết trách nhiệm.
-/-
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen