Freitag, 20. Januar 2017

Vì sao giáo xứ Thái Hà chống lưng cho đám dân chủ cuội?

Tôi có đứa bạn học hiện nay cũng định cư ở gần nhà. Cách đây vài năm khi chúng tôi còn thường xuyên gặp mặt, cậu ta có tâm sự với tôi rằng gia đình cậu ta bị cướp mất căn nhà ở ven Hồ Tây trị giá tới 2000 cây vàng. Thoạt tiên tôi không hiểu và sau khi dò hỏi thêm mới biết đó là một trong những tài sản bị trưng thu sau năm 1954. Có thể nói gia đình cậu ta là một trong những gia đình chịu thiệt thòi nhất do những cuộc cách mạng ở Việt Nam. Cho tới nay khi mà đã 3 thế hệ đã sinh ra, lớn lên từ thời điểm ấy nhưng mỗi lần họp mặt gia đình, từ ông bà cha mẹ vẫn chỉ vào căn nhà ấy mà nói rằng, đó là tài sản của cha ông từ mấy đời trước để lại và con cháu phải có bổn phận không được quên, lấy lại nếu có cơ hội.

"Thì ra là vậy" tôi thầm nghĩ và dĩ nhiên tôi cũng không muốn tranh luận hơn thua vì dù sao chúng tôi cũng là bạn. Phần nữa ở cái tuổi mà con cái đã trưởng thành, mọi sự tranh luận cũng nên biết giới hạn và nhất là khi nhìn thấy trước kết quả thì đừng bao giờ tranh luận vô bổ. Vì đó là những điều mà cậu ta cùng với thế hệ con, cháu được nhồi nhét vào đầu, hàng năm, hàng tháng, thậm chí hàng ngày.

Cho tới trước năm 1940, giáo hội dưới sự bảo hộ của chính quyền thực dân Pháp đã cướp được cả một khối bất động sản khổng lồ. Trong đó chỉ riêng ở miền nam, số ruộng đất màu mỡ nhất đã có 1/4 thuộc về giáo hội, chưa kể tới ở miền trung và miền bắc khiến cho giáo hội trở thành địa chủ lớn nhất Việt Nam thời ấy.

Không chỉ dựa vào chính quyền bảo hộ Pháp mà giáo hội cũng là một trong những kẻ thuộc vào diện cho vay nặng lãi nhất hồi ấy nhất là những năm mất mùa. Đó là thời điểm mà nhiều hộ nông dân lâm vào hoàn cảnh ăn bữa trưa chưa xong đã lo bữa tối, nhà thờ lợi dụng giúp họ nhưng thực tế là cho vay nặng lãi, tới ngày không thanh toán sẽ tới trưng thu ruộng đất.

Ở miền bắc thời Pháp đô hộ, đại đa số diện tích canh tác thuộc về địa chủ. Một trong những ví dụ là tỉnh Thái Bình khi chỉ cả tỉnh chỉ có 253 địa chủ nhưng chiếm giữ tới 24.280 hectar, nhiều hơn tổng số ruộng mà tất cả dân số còn lại có được. Ở miền Trung 65% dân số không có nổi một mảnh đất cắm dùi và cũng như nông dân ở miền bắc, miền nam, họ sinh ra chỉ có số phận cày thuê, cuốc mướn, quanh năm làm lụng vất vả mà vẫn không đủ miếng ăn. Thêm vào đó là số ruộng đất giáo hội Thiên chúa giáo có được, số người dân Việt Nam còn lại sống bằng gì?

Cuộc cách mạng ở Việt Nam đã mang lại cho đại đa số người dân Việt Nam những quyền lợi căn bản nhất, quyền sống, quyền tự quyết, người cày có ruộng và thực tế đó là một trong những cuộc cách mạng nhân bản nhất thế giới. Dĩ nhiên để cho đa số người Việt có được quyền lợi ấy thì thiểu số những địa chủ, những người công giáo từng được hưởng đặc quyền đặc lợi sẽ phải hy sinh lợi ích của mình. Việc chấp nhận sự hy sinh ấy tới đâu nó tùy thuộc vào mỗi cá nhân, mỗi gia đình và mỗi khu vực khác nhau. Có những người họ công khai chống phá nhưng cũng có những người chỉ âm thầm, họ hiểu được cái thời của họ đã hết và nhẫn nhục để đợi thời cơ.

Mới đây khi kinh tế Việt Nam bùng nổ mạnh, ở Hà Nội và nhiều nơi khác đúng nghĩa với tấc đất, tấc vàng. Giáo xứ Thái Hà, trong nhiều cuộc đối thoại, kéo nhau lên chính quyền để đòi lại bệnh viện Đống Đa, nơi vốn thuộc về giáo hội từ thời Pháp thuộc với danh nghĩa cần mở rộng nơi sinh hoạt tôn giáo và thờ tự. Dĩ nhiên ở Việt Nam tự do tôn giáo được đặt lên hàng đầu và chính quyền đã đồng ý cấp cho giáo hội một khu đất lớn ở ngoại thành vì bệnh viện Đống Đa là nơi phục vụ cho quyền lợi hàng trăm ngàn công dân khác. Họ từ chối! Tất nhiên rồi! Cái mảnh đất màu mỡ như bệnh viện Đống Đa giữa lòng thủ đô nó mới đáng đồng tiền bát gạo chứ cái mảnh đất ngoại thành thì có mua được bao nhiêu?

Nếu giáo hội đòi được khu đất ấy, chỉ cần cho thuê hay xẻ ra để bán thì giáo hội cũng có thêm hàng bao nhiêu ngàn tỷ để mà tiếp tục đi đầu tư, lôi kéo thêm người gia nhập vào tôn giáo của mình. Chưa kể tới từ bệnh viện Đống Đa sẽ là tiền đề cho những tài sản khác mà giáo hội đã được hưởng từ thực dân Pháp trong quá khứ và biến họ trở nên một tôn giáo hùng mạnh, giàu có nhất ở Việt Nam.



Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen