Sau khi cuộc chiến kết thúc, người Mỹ đuổi lui quân đội Irak ra khỏi Kuwait, người ta tìm ra rằng cô bé 15 tuổi ấy chẳng phải là nhân chứng nào cả mà chính là con gái của ông Saud Nasir as-Sabah, đại sứ Kuwait tại Mỹ và tất cả những lời nói hoàn toàn do chính quyền Mỹ mớm lời nhằm lấy cớ chinh phạt Irak. Đó là một trong những lý do giúp cho Mỹ danh chính ngôn thuận tấn công Irak vì nếu chỉ riêng việc Irak chiếm Kuwait là chưa đủ thuyết phục.
TRƯỚC CUỘC CHIẾN:
- Năm 1972 Irak nắm hầu hết các mỏ dầu vốn trước đó trong tay các tập đoàn dầu mỏ quốc tế
- Với 112 tỷ thùng dầu Irak được cho là đứng thứ hai thế giới về dự trữ dầu mỏ
- Kể từ năm 1979, ông Saddam Husein đã sử dụng tiền từ dầu mỏ nhằm thúc đẩy: hiện đại hóa kinh tế Irak, xây dựng công nghiệp, chính quyền và an ninh, cơ giới hóa nông nghiệp, cải tổ chính quyền, cải cách ruộng đất, cải tổ hệ thống giáo dục, y tế,...
- Giáo dục của Irak thời ấy miễn phí, trẻ em bắt buộc phải đi học không kể giới tính. Điều đó đã giúp cho tỷ lệ mù chữ chỉ riêng ở phụ nữ Irak chưa tới 10%
- Cho tới đầu năm 1990 nhờ có tiền từ dầu mỏ mà hệ thống chăm sóc sức khỏe của Irak hồi ấy tốt nhất trong tất cả các nước Ả Rập
- Đời sống người dân Irak được cải thiện đáng kể, Bagdad được coi là một trong những thành phố đẹp nhất thời ấy trong khu vực và Irak đang trên con đường trở thành nước công nghiệp phát triển.
- Năm 1979 Irak có dự trữ ngoại tệ khoảng 35 tỷ USD, một khoản tiền rất lớn hồi ấy
SAU CUỘC CHIẾN
Sau này tỷ lệ mù chữ ở trẻ em cũng như các bé gái ở mốc 75%. Ít nhất 50.000 dân thường và 120.000 quân nhân Irak thiệt mạng, 3 triệu người phải rời bỏ quê hương xứ sở ra đi.
Chỉ riêng trong cuộc chiến đó, Mỹ và đồng minh ném xuống Irak 320 tấn đạn chứa chất phóng xạ Uran. Hậu quả nặng nề về sau này cho môi trường cũng như với con người. Trẻ em bị quái thai, dị dạng, đẻ non tràn lan khắp Irak kéo dài hàng mấy chục năm qua. Điểm đặc biệt hơn cả là tỷ lệ người bị ung thư ở Irak tăng đột biến, trái ngược với tình trạng hiện nay khi căn bệnh đó chủ yếu trong các nước công nghiệp phát triển.
Bên cạnh đó là việc Mỹ cùng đồng minh đã tiến hành cấm vận Irak, cản trở quá trình tái kiến thiết Irak, đẩy đất nước này vào ngõ cụt. Kể từ năm 1991 Irak có 1,5 triệu người chết thì chỉ riêng trẻ em dưới 5 tuổi đã lên tới 550.000. Nguyên nhân là bị suy dinh dưỡng, thiếu chăm sóc y tế. Đặc biệt Mỹ cấm việc bán Chlor, máy bơm cùng với các máy móc sử dụng nhằm mục đích làm nước sạch khiến cho hệ thống nước sạch ở Irak bị sụp đổ hoàn toàn. Tỷ lệ trẻ em sơ sinh tử vong tại Irak sau cuộc chiến đó cũng vì thế mà đã tăng lên khủng khiếp, từ 3,3% năm 1990 lên 12,5% năm 1997.
-/-
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen