Mittwoch, 16. März 2016

Gạo, bún làm bằng nhựa từ Trung Quốc: Đừng làm đàn bò!


Năm 1994 Trung Quốc mua tổng số nhựa phế liệu từ Đức chỉ ở mốc 100.000 tấn, chiếm 1/3 tổng số nhựa phế liệu ở Đức. Chỉ 4 năm sau con số ấy đã tăng lên 600.000 tấn, tức là gấp 6 lần. Những bài báo hồi ấy như "Trung Quốc là bãi rác của châu Âu", "May quá, có Trung Quốc mua hộ rác, nước Đức đỡ phải lo",.... khiến người ta có cảm giác rằng, ngoài việc sản xuất hàng giá rẻ và mua rác về, Trung Quốc chẳng còn tiềm năng gì khác.
Cuối thập niên 1990, đầu những năm 2000, khi hàng loạt các lô hàng từ Trung Quốc, đặc biệt là các loại áo khoác, áo gió với hàng chữ "Made in China" xuất hiện trên thị trường cũng là lúc người Đức đặt ra câu hỏi: Họ làm từ cái gì ra thế này?".

Các cuộc điều tra được tiến hành và họ phát hiện, ngoài nhựa phế liệu để sản xuất đồ chơi hoặc các mặt hàng khác, sợi tổng hợp cũng là thứ mang lại lợi nhuận khủng cho người Trung Quốc. Trớ trêu thay, công nghệ ấy lại là một kỹ sư người Đức ở thập niên 1990 đi mời chào khắp các hãng ở Đức mà chẳng ai quan tâm. Điểm đến của anh là nước Trung Quốc xa xôi và anh ngay lập tức được chính quyền nước sở tại quan tâm đặc biệt. Một ngôi biệt thự có đầy đủ người làm, bể tắm anh còn được cưới cho một người vợ là cô gái người Trung Quốc đẹp như tiên. Việc làm của anh chỉ là nhà máy làm nhựa tổng hợp từ nhựa phế liệu và làm ra áo khoác bán đi khắp thế giới. Nó không chỉ tiết kiệm về thời gian mà còn cả về giá thành khi nhựa tổng hợp làm từ dầu mỏ, than đá sẽ phải mất một qui trình lâu dài mới có được.

Ở thời điểm ấy giá nhựa phế thải ở Đức rất rẻ. Đầu những năm 2000 khi đồng Euro mới ra, giá một tấn nhựa sạch các nhà máy của Đức thu mua chỉ khoảng 250 Euro, người Trung Quốc sẵn sàng trả 350 Euro. Và hiện nay, giá nhựa phế thải đã cao gấp 2-3 lần hồi ấy, chủ yếu do nhu cầu của Trung Quốc. Trong tất cả các loại nhựa(đựng nước uống chẳng hạn), chai nhựa trong suốt có giá cao nhất. Loại bẩn ở bãi rác hiện nay ở mốc khoảng 800 Euro mỗi tấn. Khi rửa sạch, không còn tem dán, mỗi tấn khoảng 1400 Euro. Ngoài việc sử dụng làm chai không mang lại giá trị nhiều, người Trung Quốc sử dụng làm nhựa tổng hợp để may áo khoác mang lại giá trị gấp hàng 60 lần nên họ thu mua rất nhiều. Các loại chai nhựa màu xanh giá rẻ hơn đôi chút và các màu khác giá càng rẻ hơn vì loại màu chỉ làm ví dụ thảm xe hơi hoặc thảm chùi chân.

Tại châu Âu mỗi năm có khoảng 1,4 triệu tấn chai nhựa được thu gom và bán đi nhiều nơi, nhiều nhất vẫn là Trung Quốc, chiếm khoảng 50% tổng số nhựa mà châu Âu sản xuất mỗi năm. Khu vực ít sử dụng nhựa nhất là đông Âu cũ. Ở Đức mỗi năm sản xuất khoảng 527 ngàn tấn, khoảng 90% đưa ra các bãi phế liệu. 30% tổng số các chai nhựa của Đức sản xuất ra sau khi sử dụng sẽ được bán qua Trung Quốc là nhựa phế liệu, các nước khác chưa tính.

Tái bút gửi các bạn Việt Nam hô hào gạo, bún nhựa từ TQ: Mỗi tấn nhựa làm sạch hiện giờ giá ví dụ người TQ phải mua là 1400 Euro, tương đương với 1552 USD khi mua từ châu Âu, chưa tính tiền vận chuyển và kho bãi chứa. Mỗi tấn gạo nếu mua thẳng từ Việt Nam đáng giá bao nhiêu Kg nhựa? Nếu người Trung Quốc muốn giết người Việt họ chỉ cần mua gạo về làm bún, phở rồi cho các hóa chất vào là dư sức đạt được mục tiêu. Có ai trên thế giới này lại ngu dốt tới mức như các bạn bảo họ lấy thứ nhựa đắt như thế mang ra làm bún, gạo để bán với giá như cho? Đừng làm đàn bò!
-/-

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen