Thụy Điển giàu có nhờ vào đâu?
Trước tiên là các thương hiệu của các tập đoàn lớn: ABB, AstraZeneca, Electrolux, Ericsson, IKEA, Scania, SKF và Volvo.
Khác với Phần Lan, chỉ một Nokia cũng đủ làm điêu đứng nền kinh tế thì tại Thụy Điển, các thương hiệu tầm cỡ quốc tế kể trên cho dù vào thời điểm khó khăn vẫn có chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Các thương hiệu đó giúp cho Thụy Điển mở rộng các mặt hàng chiếm lĩnh một phần thị trường như ngành công nghiệp giấy, gỗ (chủ yếu khai thác từ thiên nhiên), ngành sản xuất xe hơi, điện tử, vũ khí và y tế. Bên cạnh đó Thụy Điển có rất nhiều ngành thuộc độc quyền nhà nước, ví dụ như sản xuất rượu.
Ngoài ra thế mạnh khác của nền kinh tế này ở các điểm như: trình độ giáo dục phổ cập và vai trò rất lớn của phụ nữ vào nền kinh tế quốc dân, đầu tư nhiều cho con người về nghiên cứu và phát triển và cả mô hình thuế doanh nghiệp.
Nhưng có lẽ ít người còn biết tới cuộc khủng hoảng tài chính năm 1992 của đất nước này diễn ra như thế nào:
Thập niên 1980 là thời điểm nền kinh tế Thụy Điển bùng nổ mạnh mẽ, lãi xuất thấp, lạm phát cao, chính sách tự do về tài chính đã kéo được nhiều nhà đầu tư và từ đây bất động sản tăng giá lên tới mức chính quyền không thể kiểm soát.
Các ngân hàng vung tiền đầu tư cho bất động sản khiến cho người ta càng đầu tư ồ ạt vào bất động sản. Chỉ trong riêng 4 năm, từ năm 1987 tới năm 1990 đã có 400 tỷ Krone ném vào thị trường bất động sản.
Bước sang thập niên 1990 thị trường bất động sản Thụy Điển đổ vỡ, kinh tế suy thoái, hàng loạt các ngân hàng phá sản kể cả những ngân hàng lớn thuộc nhà nước, nợ của Thụy Điển khi đó vào khoảng 175 tỷ Krone (chưa tới 10 triệu dân).
Khủng hoảng lên tới cao điểm vào năm 1992 đã khiến cho ngân hàng Thụy Điển tăng lãi xuất đồng Krone lên 500% vào ngày 17 tháng 9 năm 1992 tuy nhiên vẫn không ngăn chặn được làn sóng chảy máu tài sản.
Chính sách của Thụy Điển sau khủng hoảng vào năm 1992 tương đối hà khắc so với thời trước đó:
- Tuổi về hưu lên 66
- Ốm ngày đầu tiên sẽ không được hưởng lương, ngày thứ hai được 66% và ngày thứ ba được 80%
- Tiền hỗ trợ nhà ở không còn
- Giá xăng tăng thêm 1 Krone mỗi lít
- Thuốc lá lên 3 Krone mỗi bao
- Tiền nuôi con mà chính phủ từng hứa trước đó đợi tới tết Công Gô
- Bảo hiểm sức khỏe và hưu trí, trước đó thuộc nhà nước sẽ được tư nhân hóa hoàn toàn
- Về tổng thể nhà nước sẽ cắt giảm ngân sách xã hội khiến cho mỗi gia đình giảm đi khoảng 1200 Krone
Cho tới những năm 2000 kinh tế Thụy Điển phát triển trở lại, chính quyền đã kiểm soát được thu chi ngân sách và giảm nợ công xuống còn ở mốc dưới 40% vào năm 2013. Đồng Krone tăng giá trị so với đồng Euro tới 36% và với đồng USD tới 41%. Bước sang năm 2015, dường như bóng ma của cuộc khủng hoảng tài chính vẫn còn đó nên nợ công của Thụy Điển vẫn còn khá cao với trên 40%.
-/-
Một quốc gia được đánh giá là ổn định mà khủng hoảng cũng đã làm cho trao đảo. Khủng hoảng kinh tế ở Châu Âu còn kéo dài và khó khăn còn bao trùm khu vực này trong thời gian dài phía trước
AntwortenLöschen