Montag, 11. Januar 2021

Điều gì xảy ra nếu Biden lên nắm quyền?

1. Những con số:

Mỗi năm, cả khối EU có nhu cầu vào khoảng 400 tỷ mét khối khí đốt trong đó 300 tỷ mét khối phải nhập khẩu. Gần 30% trong số đó ở dạng khí hóa lỏng nhập từ Mỹ và khoảng 40% qua ống dẫn từ Nga. 

Riêng Ukraina mỗi năm có nhu cầu vào khoảng 80 tỷ mét khối trong đó 20 tỷ mét khối là sản phẩm nội địa, 36 tỷ mét khối nhập khẩu từ Turkmenistan, khoảng 17 tỷ mét khối được nhận ở dạng cho Nga thuê đất đặt đường dẫn qua khối EU. Con số mà phía Ukraina mua và phải thanh toán cho Nga vô cùng nhỏ, mỗi năm chỉ từ 6 tới 8 tỷ mét khối khí đốt. Như vậy qua những con số đó chúng ta có thể thấy, cả một hệ thống truyền thông Ukraina cũng như Mỹ rùm beng về việc Ukraina lệ thuộc vào Nga là hoàn toàn không có cơ sở.

Trái lại, mỗi một năm trước khi Nord Stream 1 đưa vào vận hành, lượng khí đốt mà Nga cung cấp cho châu Âu chiếm tới 80% qua đường Ukraina. Tổng số mà Nord Stream 1 vận chuyển mỗi năm cũng chỉ ở mốc 58 tỷ mét khối và khi Nord Stream 2 đưa vào vận hành cũng chỉ tối đa 55 tỷ mét khối chứ chưa thể nào hoàn toàn thay thế đường dẫn qua Ukraina. Điều đó cho thấy sự lệ thuộc của Nga vào Ukraina trong việc vận chuyển khí đốt bán cho châu Âu chứ không phải Ukraina lệ thuộc Nga. 

2. Nước Đức và khí đốt từ Nga

Từ thập niên 196x khi chính phủ tây Đức khi đó do nhu cầu phát triển nhanh, nguồn cung từ các nước đồng minh không đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước. Trong khi đó Liên Xô thiếu sắt để làm đường ống nên Đức và Liên Xô đã ký hiệp ước trao đổi hàng hóa, sắt lấy khí đốt. Những người làm việc trong hai tập đoàn Thyssen và Mannesmann của Đức hồi ấy còn nhớ lại, người Nga là khách hàng khó tính nhất trong lịch sử. Mặc dù họ rất tin tưởng sản phẩm đường ống của Đức nhưng họ vẫn kiểm tra chất lượng rất kỹ. Cứ 20 ống sắt thì họ cho phá một ống ra để kiểm tra kỹ thuật. 

Tổng số khí đốt hồi ấy sau khi đưa vào vận chuyển năm 1973 chỉ có vẻn vẹn 3 tỷ mét khối! Nhưng giữa cái thời mà tây Đức còn lệ thuộc quá lớn vào Mỹ và các nước vệ tinh thì chính quyền Đức hồi đó dưới quyền ông Willy Brandt là một cách đùa với lửa. Chỉ một thời gian ngắn sau khi đường dẫn khí đốt, năm 1974, đưa vào hoạt động, nhân viên dưới quyền của cựu thủ tướng Willy Brandt "bỗng dưng" dính líu vào bê bối với an ninh đông Đức khiến cho chính quyền ông này phải từ chức sau khi hạ viện bỏ phiếu không tín nhiệm.

Lịch sử lặp lại với chính quyền ông Schröder sau đó mấy thập niên khi đường dẫn Nord Stream 1 được khởi công. Trong thời gian đó cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, tổng thống Nga Putin trực tiếp phát biểu trước hạ viện Đức bằng tiếng Đức. Dự án Nord Stream được tiến hành tích cực và năm 2011 mặc cho sự phản đối của Mỹ vẫn được đưa vào vận hành. Thế nhưng vẫn là một cuộc khủng hoảng khác mà mãi sau này mới được công bố, rằng Mỹ đã đặt máy nghe lén toàn bộ văn phòng và các cuộc đàm thoại của ông từ năm 2002 tới năm 2005. Và vẫn là một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tiếp theo trong hạ viện và đây là lần thứ hai trong lịch sử nước Đức hiện đại, có thể gọi là thủ tướng Đức bị đảo chính bằng con đường "rất" hợp hiến. 

3. Nước Mỹ và cái gai khí đốt Nga

Hai lần thủ tướng Đức bị hạ viện truất phế, cả hai lần đều liên quan tới dự án khí đốt từ Nga. Một ngày nào đó nếu hồ sơ mật của Mỹ được công bố chắc hẳn thế hệ sau này sẽ không lạ lẫm rằng nước Mỹ chính là một kẻ ném đá giấu tay, đứng sau nhiều vụ khủng hoảng trên chính trường Đức. Họ hoàn toàn không muốn châu Âu nói chung, nước Đức nói riêng, mua khí đốt của Nga vì như một nhân vật sừng sỏ của nước Mỹ từng phát biểu "Người Mỹ không sợ Nga nhưng sợ nhất công nghệ của Đức kết hợp với tài nguyên của Nga". Muốn như vậy họ phải làm sao cắt đường khí đốt của Nga vào châu Âu, đặc biệt vào Đức. Không chỉ Nord Stream 1 mà cả Nord Stream 2, Ost Stream, Turkstream,... họ đều muốn chặn và đó cũng là lý do ông Erdogan bị đảo chính hụt, nhưng đây lại là một câu chuyện khác, không đi sâu vào lần này. 

Ukraina là một cái cổ chai trong con đường cung cấp khí đốt cho châu Âu. Chính vì thế các Think Tank của Mỹ từ nhiều thập niên trước đã ấp ủ việc gây bạo loạn ở đây hòng phá hủy đường dẫn khí đốt. Họ vẽ ra một Ukraina lệ thuộc vào Nga nhưng những con số kể trên cho thấy, Nga không chỉ lệ thuộc vào Ukraina mà còn cần một Ukraina ổn định. 

Những thời tổng thống Mỹ từ "bàn tay ấm" trở về trước chỉ là những kẻ lên đại diện cho giới tài phiệt mà tác động của họ tới các chính sách ở các khu vực gần như rất thấp. Lên được tổng thống rồi thì sách lược thế nào các Think Tank đã soạn ra trước, cứ thế chọn mà thi hành. Duy nhất Trump lên được là dựa vào tầng lớp bần cùng và ít học của xã hội, trong đó phải kể đến có cả đám lưu vong hải ngoại trước năm 1975 của Việt Nam. Ông này tuy lên làm tổng thống nhưng không được giới tài phiệt ủng hộ, không nắm được truyền thông và như một qui luật, ông ta tồn tại tới hết nhiệm kỳ cũng đã là một kỳ tích. Và điểm quan trọng nhất khiến ông ta trở thành cái gai trong mắt giới tài phiệt Mỹ chính là giảm bớt sự can thiệp của Mỹ vào những dự án giữa Nga và châu Âu vì ông ta nhìn thấy đó là những việc làm vô ích. Trái lại ông ta muốn làm cho các ngành sản xuất của Mỹ phục hồi chứ không phải từ cái tăm bông tới cái băng vệ sinh cũng phải mua từ nước ngoài. 

4. Biden làm tổng thống, điều gì sẽ xảy ra?

Biden không phải ai xa lạ! Là một nhân vật từng gắn kết rất sâu nặng với khủng hoảng ở Ukraina. Chẳng phải riêng ông ta mà chính ngay cả gia đình ông ta cũng thâu tóm được khá nhiều tài sản tại quốc gia này và nhờ đâu? Đó là nhờ một Ukraina loạn lạc, nghèo đói, lạc hậu thì gia đình ông ta sẽ càng thâu tóm được nhiều hơn. Ngược lại nếu để cho Ukraina yên ổn, ông ta sẽ mất hết và dưới những lời lẽ hoa mỹ là một bộ mặt hiếu chiến tựa như "bàn tay ấm", Biden sẽ cho Ukraina nát như tương. Khi ấy Ukraina càng nát, sự lệ thuộc vào Mỹ càng cao thì khi ấy những vụ tấn công vào các đường dẫn khí đốt sẽ xảy ra thường ngày khiến cho châu Âu vốn đang bị Covid-19 làm cho hoang tàn rơi vào khủng hoảng nặng hơn nữa và khó có thể nào phục hồi lại trong vòng 20 năm tới. Chỉ một đòn tấn công nhưng tất cả các mục đích đều có cơ hội đi tới, Biden sẽ chẳng ngu gì mà không làm, "ích nước, lợi nhà" là ở đó. Chính vì thế một Trump có vẻ khó hiểu nhưng lại dễ phản ứng sẽ là một thế giới khá ổn định hơn là một con cáo già Biden khoác tấm áo nhân từ. 

Hãy đợi đấy, ở Đức còn cả đống bom mang đầu đạn nguyên tử! 

Ôi mẹ Việt Nam ơi, hãy giang tay đón chúng con trở về! 

-/-

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen