Montag, 24. April 2017

FAO kêu gọi châu Mỹ La Tinh cải cách ruộng đất

1% dân số châu Mỹ La Tinh chiếm tới trên 50% toàn bộ diện tích đất canh tác nơi đây. Đó là con số được đưa ra trong hội nghị về lương thực và tổ chức nông nghiệp thuộc tổ chức FAO, tổ chức lương thực thế giới. Số liệu kể trên dựa theo bản báo cáo của tổ chức OXFAM từ năm 2016. Theo đó khu vực châu Mỹ La Tinh là nơi có sự sở hữu ruộng đất bất công nhất thế giới. Đây cũng là hậu quả để lại từ 200 năm qua khiến cho ở đây có nhiều vấn đề bậc nhất thế giới. Từ chiến tranh, xua đuổi, tranh chấp, đói cho tới bất công xã hội.

Komlombia là quốc gia có sự phân chia bất bình đẳng nhất với 0,4% dân số nắm giữ tối thiểu 67% ruộng đất và 84% nông dân chỉ nắm giữ 4% ruộng đất của cả nước. Vị trí thứ hai thuộc về Chile và Paraguay.

Tuy nhiên bất công hơn nữa là con số giữa phụ nữ và nam giới. Ở đây người phụ nữ có ruộng đất ít hơn rất nhiều so với nam giới và họ chỉ được ở những nơi đất có chất lượng thấp với điều kiện khắc nghiệt hơn nhiều.

Trong những thập niên qua do chuyển đổi mô hình nông nghiệp đã khiến cho sự bất công đang ngày một tăng cao. Bên cạnh đó là nạn phá rừng, việc nước ngoài mua đất để sản xuất đậu nành, mía, dầu dừa đã khiến cho nông dân càng thêm khó khăn, đặc biệt với ba nước: Brasil, Paraguay và Bolivia.  Tranh chấp, đối đầu thời gian qua tại khu vực đang tăng lên rất nhanh. Những người nông dân nhỏ, phụ nữ và những người đấu tranh vì nhân quyền, vì quyền lợi của người nông dân ở nhiều nước khu vực này đang bị biến thành tội phạm, bị truy nã, đe dọa. Chỉ riêng trong năm 2015 đã có 122 người trong số họ bị giết vì tham gia tổ chức đấu tranh của nông dân. Một trong số đó là bà Berta Casceres, một người đấu tranh vì nhân quyền ở Hondura, đã bị bắn chết ngay trong nhà riêng hồi tháng 3 năm 2016.

FAO và OXFAM đã lên tiếng yêu cầu các nước khu vực cần phải tiến hành cải cách ruộng đất, bảo đảm quyền sở hữu ruộng đất của nông dân và hợp tác xã. Yêu cầu đó cũng nằm trong bản kế hoạch cho tới năm 2030 của FAO trong cuộc họp thượng đỉnh liên hợp quốc hồi năm 2015. Trong đó có ba mục tiêu chính liên quan tới cải cách ruộng đất:
1. Xóa đói 2. Giảm nghèo 3. Bình đẳng nam nữ.


Đáng kể trong khu vực ngoài Cuba việc cải cách ruộng đất đã tiến hành triệt để trên 60 năm qua thì Venezuela là nơi đứng thứ hai về công bằng trong sở hữu ruộng đất. Ở đây người nông dân nhỏ lẻ cũng như quyền lợi của phụ nữ đã được quan tâm nhiều nhất kể từ khi ông Hugo Chavez còn tại vị. Tuy nhiên điểm khác biệt với Cuba còn quá nhiều để Venezuela có thể thực sự ổn định đó là quyền lợi của thiểu số nhà giàu Venezuela còn quá lớn. Nền kinh tế tư nhân nắm giữ trong quốc gia này có thể khuynh đảo cả Venezuela và điều đó đang diễn ra nhiều năm qua.

"Quốc hữu hóa" đó là từ khiến cho giới nhà giàu ở đây lo sợ khi nhiều hãng lớn, đặc biệt các ông chủ người phương tây khi họ từ chối tham gia chương trình ổn định kinh tế của chính phủ. Sự đối đầu ở Venezuela thực chất là sự đối đầu giữa một bên là tầng lớp giàu có với những kẻ làm công ăn lương cho họ và bên kia là tầng lớp nghèo, những người dân thấp cổ bé họng, những người được phân chia quyền lợi từ chính sách ra đời khi ông Hugo Chavez còn đương thời. Sự đối đầu này sẽ có hai chiều hướng:
- Tăng lên khi nền kinh tế Mỹ ổn định trong vài năm tới đây. Chính quyền Maduros sẽ bị lật đổ, Venezuela có khả năng sẽ lâm vào nội chiến.
- Giảm đi và biến mất (không triệt tiêu 100%) khi kinh tế Mỹ tiếp tục suy thoái.
Mặc dù vậy khối quân nhân, cảnh sát ở Venezuela đa số xuất thân từ tầng lớp nông dân, người nghèo nên một điều chắc chắn họ sẽ bảo vệ thành quả của ông Hugo Chavez để lại mà gia đình họ đang thừa hưởng. Đó là lý do sớm muộn ở Venezuela sẽ được ổn định, chậm nhất là trong vòng 5 năm tới đây!
-/-

1 Kommentar:

  1. Châu Mĩ La tinh hiên giờ gặp nhiều khó khăn nhưng khó khăn nhất vẫn là đường lối chính trị đúng đắn.Cảm ơn dân tộc ta đã có định hướng đúng nên phát triển

    AntwortenLöschen