Sonntag, 16. März 2014

Sơ lược về lịch sử Ukraina-Nga-Krim

Khu vực Nga, Ukraina và Belarus ngày xưa nằm trong nhà nước Rus với thủ đô là Kiew. Người dân ở đây có nguồn gốc là dân tộc Wikinger di cư tới và thành lập nhà nước đông Slave vào khoảng thế kỷ thứ 9. Vùng phía đông thành lập vương quốc Nga. Vùng phía tây bị  Ba lan chiếm đóng vào khoảng thế kỷ thứ 16. Sau khi Ba lan bị các nước đánh chiếm, phần lớn khu vực miền tây Ukraina ngày nay trở về Nga, chỉ một khu vực nhỏ ở phía tây thuộc về Áo-Hung. 

Mãi cho tới thế kỷ 18 sau nhiều cuộc chiến với Thổ Nhĩ kỳ, vương quốc Nga mới chiếm lại được vùng nam Ukraina ngày nay và Krim. Một vị hoàng thân người Nga có tên Grigori Potjomkin khi đó mới đưa người từ trung Nga tới sinh sống. 


Riêng đảo Krim, mãi cho tới năm 1873, nữ vương Katharina đại đế, một người gốc Đức mới chiếm lại cho nước Nga cho tới ngày nay. 

Cùng thời điểm đó, một nước nhỏ được thành lập trong vương quốc Nga có tên là "Tiểu Nga" với vùng đất xung quanh Kiew. Mãi cho tới cuối thế kỷ 19, dưới sự ảnh hưởng của Ba lan và Áo, dân tộc tây Ukraina mới được định hình thành một tộc riêng rẽ và họ luôn tìm mọi cách hướng dân tộc về các nước tây Âu.

Sau cách mạng Nga, đế quốc Áo - Hung sụp đổ trước cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, nước cộng hòa Ukraina mới ra đời. Năm 1920, Liên Xô vào chiếm đóng, 1921 sau hiệp ước hòa bình, tây Ukraina thuộc về Ba lan, Rumani và Tiệp khắc. Phần còn lại trở thành cộng hòa Xô Viết Ukraina. Thời điểm đó theo một số báo chí phương tây cho biết, có khoảng 2,3 triệu người Ukraina chết vì nạn đói.


Chiến tranh thế giới thứ hai, phát xít Đức chiếm đóng Ukraina và đã gây ra thảm họa lớn tại đây khiến cho 6,5 triệu người chết, trong đó có khoảng 1 triệu người Do Thái. Lực lượng du kích Ukraina khi đó đã chiến đấu chống lại quân chiếm đóng phát xít. Tuy nhiên vùng phía tây của Ukraina lại có một lực lượng đứng lên chiến đấu chống lại hồng quân Liên Xô và giết hại nhiều người dân thường Ba lan. 


Sau năm 1945, Toàn bộ Ukraina trở thành một phần của Liên bang Xô Viết. Năm 1954, nhân kỷ niệm 300 năm ngày thống của dân tộc Nga-Ukraina, tổng bí thư đảng CS Liên Xô khi đó là Chrutschow, bản thân ông ta là người Ukraina, đã tặng Krim cho Ukraina. Nhiều người Nga cho tới bây giờ vẫn phản đối việc đó.


Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraina đã thành một nước độc lập nhưng vẫn phụ thuộc vào kinh tế và tài chính từ Nga. Trong suốt thời gian đó, Ukraina đã luôn cố gắng tìm cho mình một bản chất dân tộc riêng khi hướng về khối NATO và EU. 


Thực chất trong quá khứ, Krim đã nhiều lần đổi chủ. Khoảng thế kỷ thứ 4 tới thứ 5 trước công nguyên, nơi đây là thuộc địa của Hy lạp. Sau đó lần lượt bị nhiều dân tộc khác chiếm đóng như: Goten (đông Phổ), Hunn (một tộc người Trung Á) và Chasar (cùng nguồn gốc với người Thổ).
Sau nhiều lần người Nga tới Krim cư trú, vào thế kỷ thứ 11 người Armenia cũng bắt đầu di dân tới Krim. 


Thế kỷ 14 Mông cổ chiếm Krim cho tới năm 1475 thì đế quốc Osman tới chiếm đóng và trở thành nước lệ thuộc đế quốc Osman (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay). Những năm sau đó, đế quốc Osman luôn tìm cách tấn công Kiew và Moskva cho tới cuộc chiến Nga với Thổ Nhĩ Kỳ kéo dài 6 năm: 1768-1774, Nga chiến thắng, chiếm lại Krim và một số khu vực biển đen. 


Nữ hoàng Katharina đại đế cho xây dựng hạm đội biển đen và năm 1778 cho một bộ phận lớn người thiên chúa giáo(catholik, một số nước đông Âu và Nga theo orthodox) ra khỏi Krim. Năm 1783 nữ hoàng cho giải tán nhà nước  Krim-Khanats và sát nhập vào vương quốc Nga đồng thời cho người dân Nga tới Krim để định cư. 


Năm 1787 tới năm 1791 lại một lần nữa đế quốc Osman lại tấn công Nga, Osman lại bị thua và Nga chiếm pháo đài Eni Dunya. Năm 1792, Osman ký hiệp ước chính thức công nhận Krim thuộc về Nga.
1853 tới 1856, Krim lại trở thành bãi chiến trường, Sewastopol bị tấn công và bị chiếm đóng sau đó. Thổ nhĩ kỳ liên minh với đế quốc Anh, Pháp để tấn công Nga đã khiến Nga thua trận và phải ký hiệp ước Paris, Nga bị tước quyền được phép sở hữu hạm đội. Kinh tế Nga rơi xuống vực thẳm, 1871, Nga tuyên bố hủy hiệp ước Paris, 1875 Nga cho xây đường ray xe lửa tới Krim nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển và sau đó đã trở thành khu du lịch và nghỉ mát. Thời điểm đầu thế kỷ 20, tại Krim có 70 tộc người sinh sống, trong đó 50% là Nga và ukraina.

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen