Sonntag, 5. Juni 2016

Báo Đức: Không hề có thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn!

Sự nhầm lẫn: Không hề có thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989

Kể từ ngày mùng 4 tháng 6 năm 1989, quảng trường Thiên An Môn được coi là quảng trường của một tấm thảm kịch vì theo truyền thông có rất nhiều sinh viên bị giết chết ở đây.
Hồi ấy báo chí mô tả sự  việc như sau: Đêm mùng 4 tháng 6 năm 1989 quân đội giải phóng Trung Quốc đã tự bắn vào nhân dân của mình. Hành động của họ dưới sự chỉ huy của Đặng Tiểu Bình nhằm chấm dứt sự kiện xuống đường phản đối của sinh viên Trung Quốc. Ngay lập tức hàng loạt bản tin về thảm sát Thiên An Môn được phát đi khắp thế giới và có rất nhiều sinh viên bị bắn chết, các trại bị đốt cháy.
Một thời gian sau sự thật được sáng tỏ đó là do truyền thông ngụy tạo. Mặc dù có một vài sự kiện khủng khiếp xảy ra nhưng hoàn toàn không có bất cứ vụ thảm sát nào trên quảng trường Thiên An Môn cũng như trong bất cứ khu vực nào ở Bắc Kinh.
Tất cả những điều đó được các chuyên gia về Trung Quốc công bố sau một thời gian dài sau khi tiếp cận với các nhân chứng. Không có bất cứ hình ảnh, bằng chứng nào về việc người biểu tình bị bắn hay bị xe tăng cán ở Thiên An Môn. Hình ảnh một sinh viên bị cán chết nằm ở vị trí cách ngã tư Liubukou khoảng 600 mét.

CÁC BẢN TIN GIẢ MẠO TIẾP DIỄN NHIỀU NĂM

Việc giới truyền thông liên tục lặp lại sự dối trá nhằm tạo cho công chúng một hình ảnh và nhằm bóp méo sự thật. Thực ra các vụ thảm sát trên quảng trường TAM chỉ là dựa theo tin đồn và phỏng đoán - Việc này lặp lại nhiều năm trời. Trong các kênh chính thống hình ảnh hỗn loạn của nạn nhân từ các nơi khác được cắt ghép với hình ảnh quân đội vũ trang cùng với xe tăng được cho là xảy ra trên quảng trường TAM thực ra ban đầu dư luận không mấy quan tâm. Và thế rồi quảng trường TAM đã trở thành biểu tượng cho những thảm kịch diễn ra.
Người từng đoạt giải Pulitzer, nhà báo Nicholas D. Kristof, khi ấy đưa tin từ quảng trường Thiên An Môn sau vụ việc vài hôm đã tìm cách yêu cầu tờ "New York Times" nên đính chính lại sự việc cho đúng sự thật. Tuy nhiên bản tin của ông chỉ được đưa vào phần cuối trang.
Jay Mathews, khi ấy đưa tin cho Washington Post sau này viết về "Một huyền thoại Thiên An Môn". Với những điều đó đủ cho thấy rằng "đêm mùng 4 tháng 6 năm 1989 không có ai bị giết trên quảng trường Thiên An Môn".
Cùng với kết quả trên là nghiên cứu của trường đại học Havard và thêm vào đó là công văn do sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh mà Wikileaks công bố thời điểm ấy thì thảm sát Thiên An Môn cũng là một vấn đề ngụy tạo.

TRUNG QUỐC: Thiên An Môn là dối trá

Lãnh đạo Trung Quốc vẫn thường xuyên công bố rằng không có bất cứ ai thiệt mạng trên quảng trường Thiên An Môn và cho rằng đó chỉ là dối trá. Một tài liệu mật về sau này được tiết lộ cho biết vào thời điểm ấy, Đặng Tiểu Bình đã có chỉ thị phải bằng mọi cách không được phép làm cho đổ máu trên quảng trường Thiên An Môn.
Trong thời điểm đó trên quảng trường còn khoảng 3000 sinh viên tập trung ở tượng đài anh hùng. Quân đội Trung Quốc khi ấy vào tới nơi và bảo đảm cho số sinh viên đó rút lui trong an toàn bằng cách mở một lối thoát phía nam quảng trường, sự việc trùng lặp với lời khai của số sinh viên và các nhân chứng ở đó. Trong lúc sinh viên rút đi họ hát bài "Quốc tế ca", vượt qua hàng rào lưỡi lê của quân đội và giơ hai ngón tay hình chữ V. Về việc này có hình ảnh của đài truyền hình Tây Ban Nha, đoàn TV có mặt cuối cùng trên quảng trường. Thêm vào đó là hàng loạt các nhà báo nước ngoài có mặt cùng với sinh viên hoặc đứng bên ngoài quảng trường chứng kiến.
Một trong những hãng tin lớn của Đức khi ấy là DPA, phóng viên  Edgar Bauer cũng có mặt ở khu vực phía bắc quảng trường. Theo ông thì chẳng có ai trong số đồng nghiệp của ông cũng như bản thân ông nhìn thấy sinh viên nào bị quân đội bắn vào lúc ấy. Sau này có những hội nghị các phóng viên nước ngoài cùng bàn về chủ đề và đi tới quyết định rằng, trên quảng trường Thiên An Môn không hề diễn ra cuộc thảm sát nào.

KHÔNG CÓ THẢM SÁT NÀO TRÊN QUẢNG TRƯỜNG THIÊN AN MÔN

Ông David Schweisberg, phóng viên thường trú của UPI, người đã ở lại cho tới khi sinh viên cuối cùng rời khỏi quảng trường đưa tin "Quân đội bắn súng chỉ thiên trên đầu chúng tôi nhằm làm cho chúng tôi sợ hãi" và đó cũng là điều mà nữ sinh Chai Linh, khi ấy lãnh đạo sinh viên, cũng viết lại trong cuốn sách sau này.
Ông Robin Munro, thành viên tổ chức nhân quyền "Asia Watch" nằm trong số những người rời khỏi  quảng trường cuối cùng cũng cho rằng không hề có thảm sát trên quảng trường. Ca sĩ nhạc Pop Hou Dejian cùng với giảng viên đại học Zhou Duo là hai người đàm phán về con đường rút lui cũng là những người theo các sinh viên rời khỏi quảng trường khi ấy cũng nhấn mạnh rằng không có sinh viên nào bị bắn và trong các trại ở đó không còn ai. Các bản tin đầu tiên ngụy tạo ra một huyền thoại vụ thảm sát trên quảng trường tuy nhiên có tác động rất lớn. Hầu như các nhà báo viết về việc đó nhưng lại không có mặt trong thời điểm  sự việc ấy diễn ra.
Trong số họ phải kể tới phóng viên của CNN và BBC, các kênh có các bản tin được toàn thế giới theo dõi. Phóng viên của CNN như Mike Chinoy chẳng hạn, khi ấy ở trong Bắc Kinh Hotel, cách đó 600 mét, từ đó không thể nào nhìn ra tới quảng trường TAM. Thậm chí phóng viên của BBC khi đó cũng đang ẩn nấp trong Bắc Kinh Hotel và từ đó truyền đi bản tin "Quân đội thảm sát sinh viên trên quảng trường TAM.". Cả hai người trong số họ cũng như phóng viên Richard Roth của kênh CBS về sau cũng đã đính chính lại những bản tin ấy. Như James Miles của BBC về sau đã đưa ra lời hối tiếc về việc đưa tin sai sự thật khiến cho công chúng hiểu lầm.

Với họ "không có bất cứ cuộc thảm sát nào trên quảng trường Thiên An Môn!".


Dịch từ nguồn:   http://www.n-tv.de/politik/Massaker-war-nicht-auf-dem-Tiananmen-article12939976.html

-/-

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen