(Lược dịch bài phỏng vấn Many Camara, giảng viên trường đại học tổng hợp Bamako và bà Aminata Traoré, chính trị gia, nguyên bộ trưởng bộ văn hóa Mali từ năm 1997 tới năm 2000. Cuộc phỏng vấn do Benjamin Beutler của Junge Welt thực hiện, ag-friedenforschung.de dẫn lại.)
PV: Mali là nước thứ hai đứng sau Ghana về xuất khẩu vàng tại châu Phi. Trong cuộc tranh chấp hiện tại ở miền bắc Mali, với sự trợ giúp của quân đội Đức, Pháp đang can thiệp chống lại phe nổi dậy và đó cũng là nơi có rất nhiều khí đốt, dầu mỏ, đồng và Uran. Có phải chúng ta đang chứng kiến một cuộc chiến về nguyên liệu hay chăng?
Many Camara: Đúng vậy, đó là vùng rất nhiều tài nguyên và ngay cả nguồn nước ngầm ở đó cũng rất nhiều. Mali trên bản đồ địa chính trị vô cùng quan trọng: Ai nắm được Mali, người đó sẽ kiểm soát toàn bộ vùng Địa trung hải, vùng đông và tây châu Phi cũng như các nước Trung Đông. Chính vì thế Pháp có mối quan tâm ngày càng lớn tới Mali trước sự hiện diện ngày càng lớn của Ấn Độ và Trung Quốc tại nơi này.
PV: Trước khi tổng thống Amadou Touré của Mali bị đảo chính, Mali là một nước được coi là dân chủ kiểu mẫu của châu Phi. Nước Pháp đưa quân đội vào can thiện được cho là hỗ trợ khủng hoảng và lập lại nền dân chủ tại Mali.
Many Camara: Nền dân chủ thời ấy chỉ là giả tạo. Sở dĩ phe nổi dậy mạnh lên đó là do kinh tế sai lầm, tham nhũng quá lớn của chính phủ khi ấy. Họ được ca ngợi là dân chủ vì với ngoại bang họ sẵn sàng đi theo chính sách ngoan ngoãn làm theo.
Nước Pháp có truyền thống lâu đời ảnh hưởng rất lớn ở quốc gia này, ảnh hưởng cả tới tiền tệ. Tiền của Mali trước đây áp dụng theo đồng Frank của Pháp trước kia và kể cả Euro bây giờ. Dự trữ tiền tệ của Mali có tới 65% để bên Pháp, nằm trong "Agence France Trésor" và trở thành một phần tài sản của nước Pháp. Tại đây nước Pháp có mặt ở khắp mọi nơi: thương mại, nông nghiệp, năng lượng, ngân hàng, an ninh. Tuy nhiên sự ảnh hưởng của Ấn Độ và Trung Quốc ngày càng lớn đã khiến cho Pháp phải can thiệp vào Mali vì quyền lợi đang bị đe dọa.
PV: Mali là một trong những nước nghèo nhất thế giới, tuy nhiên giàu tài nguyên thì lại ít người biết tới. Ai là người hưởng lợi từ việc bán tài nguyên đó?
Many Camara: Một bộ phận rất nhỏ. Người dân Mali không hề có ảnh hưởng chính trị cũng như quyết định về việc sử dụng nguồn tài nguyên. Khai thác mỏ tại Mali đứng đầu là Canada và Nam Phi còn với Pháp thì Uran vô cùng quan trọng.
Sau khi Mali độc lập từ tay Pháp năm 1960 có một khoảng thời gian ngắn giới tinh hoa của đất nước thực sự vì quyền lợi của dân tộc. Năm 1968 chính quyền xã hội chủ nghĩa của Mali là ông Modibo Keïta đã bị đảo chính và thay thế bằng thể chế độc tài được Pháp ủng hộ và chính thể này đã mở cửa Mali cho các nước tự do khai thác tài nguyên. .
Tới năm 1992 lại có một cuộc bầu cử, liên minh xã hội dân chủ được Pháp hỗ trợ đã thắng cử. Tiếp theo đó là làn sóng tư nhân hóa các công ty nhà nước còn lại, cải tổ luật khai thác mỏ và rừng và mở rộng nền kinh tế thị trường. Từ đây tạo ra thêm một tầng lớp doanh nhân giàu có bất chấp sự an nguy của dân tộc Mali.
**********************
PV: Người dân Mali có vui mừng khi quân đội Pháp vào can thiệp?
Aminata Traoré: Không có đâu. Phần đa người dân đang phải lo miếng ăn hàng ngày: Lương thấp kỷ lục, giới trẻ thất nghiệp, bác sĩ và bệnh viện giá cao tới mức người dân không có khả năng sử dụng. Thực phẩm khan hiếm tới mức ở Mali có thể chết vì những thứ rất nhỏ. Phương tây dường như đã quên Mali. Nhà nước không có ngân sách, quân đội thì tệ hại và đó là lý do phe nổi dậy từ miền bắc có thể chiếm được nhiều nơi như vậy.
PV: Họ nghĩ sao về phe nổi dậy?
Aminata Traoré: Truyền thông đưa tin hàng ngày về miền bắc Cali. Cảm giác bất an khiến cho mọi người rất lo lăng. Người dân lo sợ sẽ bị cướp giật và đạo Hồi cực đoan là kẻ thù mới. Thế nhưng họ không bao giờ nhắc tới những vấn đề của đất nước hay về chính sách sai lầm xuất phát từ toàn cầu hóa. Nước Pháp và giới cầm quyền Mali cùng ở một bên và được đánh bóng là người bảo vệ Mali và điều này cũng khiến cho có rất nhiều người tin. Kỳ bầu cử sắp tới vào tháng 7 họ lại chuẩn bị cho một chính phủ bất hợp hiến lên ngồi.
Nguồn: http://www.ag-friedensforschung.de/regionen/Mali/fra3.html
Đúng là như thế, Thuộc địa của Pháp đã mang lại cho Pháp một nguồn tài nguyên khổng lồ, một thị trường tiêu thụ hàng hóa quá lớn. Nên một quốc gia già cỗi mới có điều kiện để phất lên như thế. Đúng là một điều may mắn
AntwortenLöschenĐó là một lợi thế không phải từ nội tại quốc gia này mang lại. Một nguồn lợi thế từ bên ngoài. Đó là cái mà giúp Pháp có được như ngày hôm nay. Từ thế chiến thứ nhất quốc gia này đã bắt đầu vơ vét tài nguyên một cách mạnh mẽ
AntwortenLöschen