Đó là câu hỏi của nhiều bạn đưa ra trong thời gian qua với tôi. Bên cạnh đó câu hỏi tương tự đã được một số người bao gồm cả những người đã và đang sống ở Đức cho câu trả lời. Một số cho rằng vì nền kinh tế của đông Đức cũ do ảnh hưởng cấu trúc hệ thống xã hội chủ nghĩa nên không có khả năng cạnh tranh. Một số cực đoan hơn còn cho rằng vì người dân đông Đức lười. Với tôi, tất cả những câu trả lời đó đều sai lầm!
Một sự kiện sau khi hai miền thống nhất, kể cả một số người Việt ở Đức có thể cũng không biết. Đó là chính quyền đông Đức cũ có đưa ra đề nghị mở cửa từng bước nền kinh tế đông Đức nhằm tránh đưa vào tình trạng sụp đổ. Nhà nước Đức thống nhất nên hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước thuộc đông Đức khi ấy theo lộ trình năm đầu tiên 90% kinh tế, năm thứ hai 80%, năm thứ ba 70%,.... Trong thời gian đó doanh nghiệp nào kém, cho giải thể hoặc tư nhân hóa, còn lại sẽ nhận được hỗ trợ nhằm bảo đảm công ăn việc làm cho khoảng 4,3 triệu người lao động ở đông Đức khi ấy. Nhưng vấn đề này đã bị loại bỏ, tới năm 1994 tư nhân hóa toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước ở đông Đức, gây ra tình trạng phá sản, thất nghiệp tràn lan. Kinh tế đông Đức đã sụp đổ, ngành sản xuất đã phá sản hoàn toàn, công nhân thất nghiệp cao kỷ lục, những ai có khả năng đều cố gắng sang miền tây hoặc nước khác để tìm công ăn việc làm.
Trong khi đó, qui luật của thế giới này rất rõ ràng: Một nền kinh tế không sản xuất mà chỉ tiêu thụ, không làm ra của cải vật chất thì nền kinh tế đó sẽ lụn bại, không thể nào phát triển.
Từ một xã hội tự cung, tự cấp, bỗng chốc miền đông trở thành nơi tiêu thụ hàng hóa. Ước tính thiệt hại cho nền kinh tế đông Đức thời ấy vào khoảng 200 tỷ DM nhưng ảnh hưởng của nó còn mãi cho tới sau này khi mà 25 năm sau khi nước Đức thống nhất, miền đông cũ không có một thương hiệu nào ra đời hay phát triển mạnh được. Không được đầu tư, không có khả năng cạnh tranh với các tập đoàn lớn từ tây Đức cũng như các tập đoàn quốc tế, không tạo ra công ăn việc làm và đó là nguyên nhân người dân ồ ạt di cư đi các nơi khác sống.
Đó là nguyên nhân khiến cho nước Đức đổ rất nhiều tiền mà miền đông Đức cũ vẫn không thể phát triển.
-/-
Đức của hiện nay là một nền kinh tế khá bền vứng và tiếng nói trên trường quốc tế cũng khá cao. Đúng là bản thân quốc gia đã là mạnh gì dù có khó khăn tới mấy cũng sẽ vượt qua được điều đó
AntwortenLöschen